Đang lui cui bón phân mấy chậu hoa hồng, tiếng lao xao ngoài cổng khiến thầy Lân sửa lại kính lão, ngẩng đầu nhìn. Bốn cô cậu trung niên vừa bước xuống chiếc xe hơi sang trọng màu kem, đồng loạt bước nhanh vào sân:
Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021
GƯƠNG SÁNG
ẾCH THÁNG BA
Chị ếch nhảy ra khỏi hang, chớp chớp đôi mắt nhìn vầng dương chói lọi. Không lẽ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ thấy khung trời xanh trong, tròn vo xa tít trên kia, chỉ bằng miệng bát là thật?
MẸ CHẾT
- Ông có bao giờ gặp cảnh này chưa?
THẰNG ÔN DỊCH
ĐÔI MẮT
Cha mẹ sinh ra tôi, nhưng các bậc sinh thành có khi không hiểu hết tâm tính con gái mình. Tôi ra đời ở thị trấn nhỏ, nửa quê nửa tỉnh. Mẹ nói quê tôi thật thanh bình từ ngày tôi ra đời đến tuổi lên năm, khói lửa chiến tranh lớn dần lên theo sự trưởng thành của tôi, ngày càng khốc liệt.
NHỚ VỀ NHÀ THƠ KHẮC MINH VÀ NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
Hè 1968 tôi vào Quảng Ngãi thăm cậu út tôi là Lê Văn Nghĩa tức nhà thơ Tô Yên/ Lê Việt Nguyên. Ngày ấy Quảng Ngãi chỉ là một thị xã nhỏ của miền Trung Trung bộ, phố xá nằm dọc hai bên đường Quang Trung (cũng là QL1), nhưng lại là nơi hội tụ của giới văn nghệ sĩ miền Trung. Café Diễm Xưa âm vang giai điệu buồn tênh của Trịnh Công Sơn. Tôi ngỡ ngàng và ngưỡng mộ những nhà thơ Phan Nhự Thức, Chu Trầm Nguyên Minh. Luân Hoán, Khắc Minh, Hà Nguyên Thạch, Vương Thanh, họa sĩ Nghiêu Đề… Tôi xin lược trích bài viết của nhà thơ Luân Hoán về sinh hoạt văn nghệ tại Quảng Ngãi cuối thập niên 60s và anh Khắc Minh về Phan Nhự Thức và Tạp chí Trước Mặt.
KHÔNG CHÂN KHÔNG
Ông Hâm quay sang Nhị Nguyên:
NGƯỜI THẦY GIÁO GIÀ
Tiếng phanh gấp rít
lên rợn người, cày trên mặt đường nhựa vệt dài bốc khói giữa buổi trưa nắng gắt
hiếm hoi của vùng cao nguyên. Người đàn ông bị hất tung lên, sóng soài trên mặt
kính chắn gió, rồi trượt dần xuống trước đầu xe ô tô.
Tuấn xe ôm quay nhìn
người bị nạn, bỗng anh hét lên:
-
Đ. má, thầy tui…
Anh chạy đến ôm người
đàn ông bị nạn, máu đã ướt đẫm ngực chiếc áo semi trằng, trên vầng trán mênh
mông hằn lên vết nứt, những giọt máu tươi ứa ra lăn dài...
Anh dạng hai chân,
đón những chiếc xe xuôi ngược, gào lên:
-
Cấp cứu, cứu… cứu…
Xe taxi lách anh đi
qua, xe khách bóp còi lách anh đi qua, xe tải, xe máy hiếu kỳ dừng lại rồi lách
anh đi qua...
Người cảnh sát giao thông xuất hiện đột ngột, tiếng còi ré lên,
vòng người bao quanh Tuấn quay tròn như đèn cù.
Tuấn cúi nhìn, người
đàn ông trên tay anh ưỡn người rồi mềm nhũn như sợi bún, nặng trịch.
Mới hôm qua, người
đàn ông kia còn lơ ngơ đón xe về dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập
trường. Anh xe ôm đon đả:
-
Chú về đâu? Về đâu? Ơ
kìa! Thầy Nh. phải không?
Thầy nhớ em không, em là Tuấn, 12c đây thầy…
Người thầy giáo già
đăm chiêu cố gợi lại để nhớ những ngày năm tháng cũ nhưng không thể hình dung
người xe ôm lam lủ kia là học trò mình.
-
Để từ từ thầy… nhớ,
hơn ba mươi năm rồi phẳi
không?
-
Dạ, em ngồi cuối bàn,
gần cửa sổ đó thầy! Nhà em
gần sân banh, ba em là ông S. sửa đồng
hồ…
Người thầy giáo già
chưa thể nhớ, nhưng cảm thấy ấm lòng, ông vổ vai Tuấn:
-
Cho thầy về nhà nghỉ
nào đó…
-
Dạ, gần thôi thầy…
Chiếc xe máy hình như
đuối hơi khi lên con dốc nhà thờ, Tuấn chòi chân tiếp sức, những cây thông già
u nần tươm nhựa màu hổ phách, tiếng chuông lễ chiều mênh mông buồn như gợi
cho ông nhớ về một thời xưa cũ…
-
Đến rồi thầy! Dạ, nhà
em, kính mời thầy nghỉ tạm…
Căn nhà mái tole, vách
ván chồng mí đơn sơ, Hàng cây mimosa lá xanh non xen màu trắng bạc, những chùm
hoa cánh nhỏ li ti vàng rực khiến ông nhớ đến một thời đẹp nhất đời ông.
……….
Nhiệm sở đầu tiên đưa
ông đến thành phố cao nguyên này, bỡ ngỡ ban đầu đã nhường chỗ cho lòng say mê
nghề nghiệp và yêu mến con người hiền hòa, chơn chất nơi đây, thành phố ngàn
hoa: Đà Lạt, cao nguyên Lâm Viên. "Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn
cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ
Ho. Cuối thế kỷ 19, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm
Viên làm nơi nghỉ dưỡng theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng
thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy
hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách
sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương"(Wikipedia)
Cô học trò Julie Lê
giới thiệu cho ông ở trọ trong căn biệt thự xinh xắn trên đồi Cù, kế hồ Xuân
Hương. Bà chủ xinh đẹp Helen An cũng là giáo sư dạy nhạc của trường nữ
trung học Bùi Thị Xuân, ba mẹ Helen đã định cư ở Pháp. Tình đồng nghiệp dễ cảm
thông và dần thân thiện.
Không gian im lắng
trong màn sương, đêm sâu ngào ngạt mùi hương. Tiếng đàn piano dồn dập: "Le Beau Danube Bleu" của Johann
Strauss II từ phòng khách của Helen khiến lòng ông bâng khuâng nhớ về dòng sông
hiền hòa ở vùng quê miền Trung xa lắc, ông hình dung đôi thiên nga trắng muốt
đang say mê múa lượn ven hồ. Bỗng nhiên ông đưa hai tay như dìu giai nhân
lướt đi theo điệu valse huyền hoặc. Tiếng đàn ngưng bặt, rơi vào đêm không
trăng lặng ngắt. Em đâu rồi hỡi Pansée tím ngát trong đêm trăng Vĩ Dạ mờ ảo,
đất Thần kinh…
Chàng sinh viên Đại
học sư phạm Huế không bao giờ quên được bóng dáng yêu kiều của Linh, ông đặt
tên nàng là Pansée - màu hoa thương nhớ, nơi nàng đã được sinh ra. Họ đã sống
bên nhau, nơi con sông Hương uốn mình trước khi xuôi về cửa Thuận An mênh mông
trời biển… Nhưng Linh đã lặng lẽ rời xa không một lời từ biệt.
Hai năm sau, ra
trường ông đã chọn nhiệm sở xứ hoa Anh Đào, ông hy vọng sẽ được gặp lại nàng. Helen
An ngạc nhiên vì khách trọ chỉ về nhà khi đồi Cù đã chìm vào bóng đêm, cô thầm
đoán ông dạy thêm đâu đó. Nhưng không, ngày nghỉ cũng thế, sinh hoạt bất bình
thường lẫn sự hờ hững của ông khiến cô từ ngạc nhiên dẫn đến hiếu kỳ. Không biết
tự lúc nào, cô đứng trông chờ bước chân về nhà trọ của ông.
Tiếng chuông nhà thờ
Chánh tòa (nhà thờ con Gà) vang lừng
giục giã trong đêm Noel, Hellen An ngạc nhiên thấy người khách trọ thành kính
quỳ nguyện cầu nơi góc giáo đường. Nàng lặng lẽ đến sau lưng người khách trọ…
Đêm thiêng liêng, bên
tách trà ngát hương ông kể cho Helen An nghe về Linh. Đôi mắt Helen An sáng rực
trong đêm, đôi dòng nước mắt lấp lánh phản chiếu ánh sáng chớp tắt của lồng đèn
ngôi sao in hình đức Chúa Kito.
Nàng lặng yên lắng
nghe, Helen An mời ông lên gác, trong căn phòng xinh xắn có cửa sổ nhìn ra vườn
hoa Pansée tím ngát, hướng về đồi Cù. Ông giật mình lùi bước khi nhìn thấy bức
chân dung…
Ngẫu nhiên hay Thiên
Chúa an bài, Linh là em ruột Helen An. Linh đã mất trong một tai nạn giao
thông, sau ngày nàng từ giả ông, về lại Đà Lạt.
Linh nằm đó, trong
ngôi mộ đìu hiu cuối vườn ngập tràn màu hoa Pansée tím ngát. Chuyện tình của
ông và Linh như một thoáng trong mơ…
……….
Ngôi trường giờ đã khác xưa, bề thế với ba dãy
lầu tạo hình chữ U sơn màu vàng nhạt, nổi bật sau hai hàng phượng vỹ đang độ
chớm hè lung linh những chùm hoa tím ngát.
Tiếng trống rộn rã
chào mừng theo bước chân quan khách. Những thầy cô giáo tóc đã hoa râm nhiều
năm gắn bó với trường, tay bắt mặt mừng. Từ ngày về hưu, họ không có dịp về lại
trường xưa và những người kế tục quá bận rộn, không có thời gian để nhớ đến họ?
Mặt trời lên cao, các
em đã ngồi ngay ngắn theo từng khối lớp, đợi chờ từ sớm. Những cánh tay đưa lên
gạt mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt non tơ.
Thầy hiệu trưởng nóng
ruột xem giờ, những vị khách quan trọng của buổi lễ chưa đến. Đã gần chín giờ,
chương trình văn nghệ lấp đầy khoảng trống không còn tiết mục.
Buỗi lễ diễn ra trong
không khí tưng bừng, những lời phát biểu thành tích, những lời tri ân đến với
các vị quan chức được đề cập, kết thúc bằng những tràng pháo tay vang dội.
Gần cuối chương
trình, các thầy cô giáo già ngơ ngác nhìn nhau, không nghe lời nào nhắc đến họ,
ông dõi mắt tìm những khuôn mặt đã một thời cùng dạy với mình nhưng hôm nay
vắng bóng.
Hai lão là bạn chí cốt, dù quê hương bản quán
cả hai chẳng ăn nhập gì với địa phương mang cái tên Dầu Giây.
1.
Xưa kia, vùng này có
rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa
phương theo thời gian phát âm trại đi "Dây" thành "Giây",
lâu ngày thành tên.
2.
Năm 1954, một số giáo
dân theo hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khu vực miền Nam, đã an
cư lạc nghiệp ở nơi này, họ đem theo mình những tập tục, thói quen trồng cây
trầu tại khu mình sống. Vì thế ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng
người Hà Nam Ninh phát âm "tr" thành "d, gi", do vậy
trầu dây đọc thành Dầu Giây.
Đồn điền cao su
Suzannah được khởi công xây dựng khoảng đầu năm 1900 trên vùng đất Dầu Giây.
Nơi đây đã thu hút nhiều công nhân cao su thuộc các tỉnh: Quảng Trị, Bình Định,
Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trong số các công nhân cao su này có khoảng 300 người
công giáo.
Năm 1905, Cha R. P.
Artif thuộc Hội Thừa Sai Paris (M.E.P) đã đến đây lập nên một họ đạo nhỏ với một
nhà nguyện được xây bằng đá để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Một năm sau, nhà
thờ Giáo xứ Dầu Giây được xây dựng bằng đá vôi tôi, mái ngói theo kiểu kiến
trúc Pháp.
Già Lin
http://www.giaoxugiaohovietnam.com/XuanLoc/01-Giao-Phan-XuanLoc-DauGiay.htm
TRĂNG TREO MÁI LÁ
Tôi đi loanh quanh vì không biết đường, vác trên vai bao tải nặng trịch. Bỗng nhiên cô gái từ trong nhà bước ra chận đường: - Anh tìm ai mà...
-
CHƯƠNG II THỜI QUÂN NGŨ Đang học dở dang, trường bãi khóa, tôi về Đà...
-
Hỡi những cánh chim lạc loài viễn xứ Thiên di về đâu có mỏi cánh đường bay Có mơ hoang dáng Kiều trong nét lạ Hay ngậm ngùi rơi lệ giữa cơn ...
-
Nàng đẹp, không dám nói thiên kiều bá mị nhưng trong mắt Anh, nàng là giai nhân tuyệt thế. Anh đánh bạo hỏi nàng: - Em dám yêu anh khôn...