Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

BA MƯƠI NĂM

      Đã sang giờ Dần, trăng chênh chếch về tây. Trăng mười tám, khuất sau mây trắng lững lờ, chìm dần trong màn đêm âm u, của núi rừng Tây bắc.
     Em - cô gái H’Mông túm đuôi ngựa, lầm lũi vượt qua những triền núi, len lỏi đường mòn, băng qua những cánh rừng. Em không đi chợ phiên. Em đến nơi hò hẹn cùng anh.
     Núi rừng sáng lên, hừng đông đã ló dạng dưới chân đồi, đàn chim hót vang vọng, tung bay về cánh đồng xanh mướt, còn lóng lánh những giọt sương mai.
     Em đã đồng ý hẹn anh, bắt vợ. Theo tập tục của người H'Mông, sau ba ngày bắt được vợ, người con trai phải cùng bố mẹ đẻ đem lễ vật gồm thịt lợn, thịt gà, rượu sang nhà gái để tạ ơn và làm vía thành hôn, đồng ý cho hai người lấy nhau. Sau khi làm vía, người con trai phải cùng vợ ngủ lại nhà gái một đêm, rồi sáng mai mới được về sớm.
     Nhưng em chờ mãi.
     Bên kia thượng lưu sông Mã, bản làng anh cheo leo nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, mịt mù. Dòng suối róc rách chảy về vùng đồi núi thấp sông Đà. Từ cao nguyên đá vôi Mộc Châu, Nà Sản xuôi về Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
     Theo truyền thuyết và nghi thức an táng “chỉ đường”. Tổ tông của em: Người H’Mông đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài nửa năm và thời gian còn lại là ánh sáng.
     Trăng mười tám khuất bóng từ lâu. Lòng em chơi vơi, giá băng như đã về nguồn.
     Anh đã từng về Mộc Châu, quê em.

……..

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
(Tây Tiến – Quang Dũng)
………..
     Sông Mã vẫn gầm thét về xuôi.
     Ngày ấy, chiến tranh ác liệt. Những người đàn ông H’Mông cùng những con ngựa thồ gùi hàng, theo đoàn quân tiến dần về hướng Hạ Lào.
Có khi nào anh đã…
………..

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 

(Tây Tiến – Quang Dũng)

……….
     Ba mươi năm sau, không có ai bắt em làm vợ.
     Một ngày, hoa ban nở trắng rừng.
     Phong tục “vỗ mông chọn vợ” xa xưa của dân tộc H’Mông ở rẻo cao, thường diễn ra vào những ngày đầu  năm mới. Ngay từ sáng sớm, mọi ngả đường ngập tràn sắc màu váy áo, rực rỡ dưới ánh nắng xuân sang. Các chàng trai H’Mông mạnh mẽ trong trang phục truyền thống và những thiếu nữ miền sơn cước thướt tha với tà áo mới, e lệ trong những câu hát giao duyên, tình tứ...
     Bỗng từ xa, người đàn ông sang trọng trong trang phục Âu tây, tiến dần về phía em.
     Đôi mắt, chỉ cần đôi mắt. Anh cuống quýt ôm choàng em vào lòng. Anh đã về tìm em, chậm mất ba mươi năm.
    Ngày ấy, anh đã được trực thăng tải thương cứu sống, cùng bao thương binh khác, không cần biết bên nào. Hiện nay, anh đang định cư ở Minnesota, Hoa Kỳ. Nơi có mật độ tập trung cao của người H’Mông.
     Em nhìn anh lạ lẫm. Chàng trai với trang phục truyền thống, mạnh mẽ của núi rừng Tây bắc ngày nào, đã biến mất trong anh. Nền văn minh xứ người đã đánh đổ bản sắc dân tộc ngàn đời. Bộc lộ nơi anh là sự dạn dĩ, lai căng và hợm hĩnh.
     Người H’Mông vẫn là một trong số những dân tộc châu Á nghèo khổ nhất tại Mỹ và rất nhiều người trẻ tuổi đã đánh mất các bản sắc văn hóa truyền thống của mình.
     Khi những bông hoa đào, hoa mận đã tàn. Anh đưa em về bản làng anh.
     Con đường nhỏ gồ ghề quanh co, một bên sườn núi, bên kia vực sâu thăm thẳm, băng qua suối và dốc đá, nằm dưới tán rừng âm u. Những ngôi nhà của người H’mông nằm rãi rác trên những vách núi cheo leo. 
     Chỉ ở nơi này, anh mới là anh. Chàng trai H’Mông một thời yêu đương, một thời hồn nhiên như cây cỏ, như rừng già mênh mông…

     Trẻ thơ vang tiếng khóc chào đời đâu đây. Những người phụ nữ H’mông đi nương, rồi tự sinh con trong rừng đem về. Đứa trẻ trong bản vẫn lớn lên như cây mọc hoang trong rừng, với bản năng sinh tồn mãnh liệt.
     Cơn mưa rừng xối xả, khiến cho mái nhà bằng gỗ dột tứ tung. Trong không gian tĩnh mịch giữa núi rừng, gió lạnh cùng với những hạt mưa bắn tung tóe khắp người, khiến em co ro trong vòng tay anh...
     Tiếng sáo tỏ tình của anh réo rắt như chim áo vàng, bay vút trời cao, như ngày nào:
“Xa vời rừng ban xinh tươi/ nở trắng ngàn đỉnh đồi.
Nắng chiều vàng non khơi, xa vời/ Bên lửa hồng ai ngóng chờ người năm xưa.
Nàng hẹn mong anh nói nên lời, nàng yêu/ Anh không rời
Bên lửa hồng ai đón chờ người năm xưa/ Nàng còn đây bao tháng năm chờ/ Nàng còn đây không mờ
Mưa chiều, dừng chân anh ơi
Kià mưa tràn đỉnh đồi/ Hoa buồn vì mưa rơi, không cười
Bên lửa hồng nay đón chờ người năm xưa/ Nàng hẹn mong anh nói nên lời/ nàng yêu anh không rời
Bên lửa hồng nay đón người về dừng chân/ Nàng đợi qua bao tháng năm chờ/ Nàng còn đây không mờ”.
(Dừng chân - Dân ca H’Mông)
     Anh bắt gà cắt tiết, em đã thuộc về anh. Ba mươi năm tìm nhau, anh phải chờ em ba ngày, theo tập tục. Đàn lợn thả rông quanh nhà, cạ mõm vào chân em trìu mến.
Mâm cổ cưới đơn sơ. Anh mời em rau rừng, cá suối phơi khô. Giàng chứng kiến cho lòng anh.Trên bàn thờ anh dán mảnh giấy bản, đính lên ba túm lông gà.
     Người H’Mông luôn quan niệm “vạn vật hữu linh” (có nghĩa là mọi vật đều có linh hồn).
     Tiếng chim rừng đại ngàn như giục giã. Niềm nhớ thương như vết lõm sườn đồi, qua bao mùa lũ quét. Lòng người chờ đợi nhau, hun hút như vực sâu. Nay đã được bồi đắp, tràn ngập phù sa…
………

       Em bị hiếp trong rừng. Không lâu, sau ngày anh lỡ hẹn.
     Em bị vật ngửa trên thảm cỏ. Đôi tay thô bạo của Giàng A Sáng xé nát chiếc áo thổ cẩm. Đôi ngực trần trinh nguyên cong vút, ngạo nghễ như kích thích cơn động dục trong hắn. Em chống cự trong vô vọng, chỉ còn tiếng gầm gừ. Những cái rướn người dồn dập, như đẩy em lặn ngụp trong cơn mê sảng. Em rên rỉ trong vô thức, rồi cuồng nhiệt ôm lưng Giàng A Sáng, lặn lộn trong cơn khoái cảm đầu đời.
     Những ngày quạnh hiu, em bứt rứt nhớ và mơ được một lần nữa cùng Giàng A Sáng. Nhưng hắn đã cướp được vợ.
     Bên anh thì khác. Bàn tay anh như lá ngô, mơn man trên làn da em căng lên vì cảm xúc. Thời gian đã bỏ quên em. Cô gái sơn cước, dẻo dai săn chắc. Chiếc gùi sau lưng, căng tròn bộ ngực. Đôi má phơn phớt hồng, dưới hàng mi rậm. Em hiện thân của thần Venus trong thần thoại La Mã, Nữ thần Aphrodite - Hy Lạp. Thần của tình yêu, sắc đẹp, sự sinh nở và dục vọng.
     Em háo hức đón nhận nụ hôn anh cuồng nhiệt. Em say mê ngắm nhìn thân hình anh, đôi vai trần vạm vỡ, nhưng dịu dàng. Nâng dần cảm xúc trong em ngọt lịm, chờ đợi hiến dâng.
     Suốt đêm ngày, em và anh sống như thời tiền sử. Ngâm mình trong dòng suối trong veo, lạnh mát. Bên bếp lửa hồng, bên vò rượu ngô men lá hạ thổ, bên món mèn mén, ngô dẻo thơm lừng cùng muối ớt nướng… truyền thống H’Mông.
     Đôi mắt mơ màng nhìn dãy núi nhấp nhô, uốn lượn soi mình xuống dòng Nậm La.
     Em tưởng chừng như tan theo bọt nước, rạo rực khôn nguôi. Khoảng cách ba mươi năm, không hề có trong anh và em.
     Trời đổ cơn mưa giông trắng xóa, tiếng sấm chớp trên đỉnh Hoàng Liên Sơn dội về ầm ì. Dòng Nậm La nước dâng tràn, cuồn cuộn chảy về xuôi.
     Em ngước nhìn anh, áp đôi vú căng phồng vào ngực anh ấm áp. Vòng tay anh ôm trọn thân hình em, trong cơn hưng phấn tràn đầy. Em ngất ngây với nụ hôn nồng nàn và đắm chìm trong hoan lạc.
     Tiếng ầm ầm như thác đổ của cơn lũ quét, tàn bạo cuốn phăng. Em trong vòng tay anh chao đảo. Anh ghì mạnh và ôm chặt em hơn, trong quay cuồng. Lăn tròn theo dòng nước xoáy. 
     Rừng đầu nguồn đã trơ đá và cây khô. Dòng nước hung hãn, trải rộng trắng xóa. Rừng núi thinh không. Chỉ còn tiếng chim xao xác, vừa qua cơn biến động. Rồi thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRĂNG TREO MÁI LÁ

Tôi đi loanh quanh vì không biết đường, vác trên vai bao tải nặng trịch. Bỗng nhiên cô gái từ trong nhà bước ra chận đường: - Anh tìm ai mà...